Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016


Trong nhóm bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay, chỉ có một số ít bệnh đã có thuốc đặc trị, còn phần lớn là không. Bệnh giang mai cũng vậy, việc chữa bệnh giang mai chủ yếu là dùng thuốc thay thế làm mất đi các triệu chứng, tổn thương và các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ có các điều trị kết hợp khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mọi người có thể tham khảo bởi những thông tin được các bác sĩ bệnh xã hội cung cấp sau đây.
Thuốc điều trị bệnh giang mai hiện nay
Khi nhắc tới bệnh giang mai có lẽ nhiều người đã mường tượng về căn bệnh này. Đây là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và gây ra rất nhiều tổn thương nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục và trên cơ thể. Giang mai ở những giai đoạn cuối có thể gây ra tử vong . Theo các bác sĩ bệnh xã hội cho biết, cho đến hiện nay bệnh giang mai chưa có thuốc đặc trị và chủ yếu là điều trị thay thế bằng các loại thuốc kháng sinh tổng hợp. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, các bác sĩ sẽ điều trị kết hợp theo từng giai đoạn của bệnh.
Với những trường hợp giang mai ở giai đoạn phát hiện bệnh sớm thì vi khuẩn giang mai có thể được tiêu diệt tận gốc bằng thuốc, nhưng đối với giai đoạn vi khuẩn đã tấn công nhiễm vào máu thì nguy cơ chữa khỏi thấp lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
 Chữa bệnh giang mai ở giai đoạn đầu và giai đoạn 2
- Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 tháng sau đó sẽ có biểu hiện ra bệnh ngoài bằng các vết trợt loét hay còn gọi là săng giang mai. Bác sĩ cho biết phát hiện được sớm bệnh trong thời gian ủ bệnh thì khả năng chữa trị khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên, phần lớn mọi người không nhận biết được bệnh trong giai đoạn ủ bệnh.
- Giai đoạn 1 biểu hiện điển hình của bệnh là có săng giang mai, hạch giang mai. Thuốc kháng sinh vẫn là chủ dạo dùng để điều trị. Ngoài thuốc uống thì còn có thuốc bôi, rửa các vùng loét giang mai.
- Ở giai  đoạn 2 bệnh có biểu hiện nhưng nhìn không đáng sợ như ở giai đoạn 1, thường là chỉ có các vết sẩn hoặc ban đào trên khắp cơ thể, giai đoạn giang mai ẩn sẽ có biểu hiện ra bên ngoài. Cũng tương tự, giải đoạn này cũng sẽ kết hợp điều trị thuốc kháng sinh penicilline, Penicilline có tác dụng đói với xoắn khuẩn bằng cách ức chế men transpeptidaza trong quá trình sinh sản. Đồng thời, các bác sĩ sẽ kết hợp rất nhiều loại thuốc khác để hộ trợ và tăng cường khả năng kháng khuẩn giang mai. Liệu trình và liều lường dùng các bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể cho từng đối tượng. Việc quan trọng là người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng những quy định của bác sĩ đưa ra.


Chữa bệnh giang mai giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất, đồng thời cũng là giai đoạn gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã đi sâu vào phủ tạng. Vì vậy, lúc này cần phải điều trị gấp để tránh xoắn khuẩn phá hủy nội tạng, gây ra giang mai thần kinh, ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống xương khớp…
Các bác sĩ bệnh xã hội cho biết, việc điều trị giang mai trong giai đoạn này là vô cùng khó khăn. Song người bệnh cần phải được điều trị để bảo tồn tính mạng. Kháng sinh penicilline vẫn được áp dụng điều trị, tuy nhiên liệu lượng sẽ mạnh hơn và liệu trình điều trị thường rất dài. Bác sĩ sẽ kết hợp với nhiều loại thuốc khác để tăng tính hiệu quả điều trị. Thông thường, giang mai giai đoạn 3 có thể điều trị vài năm đến vài chục năm. Vì thế, người bệnh cần phải kiên trì và làm theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Một số phương pháp phòng tránh giang mai hiệu quả
Giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay trong nhóm bệnh xã hội đang tồn tại phổ biến hiện nay, đồng thời bệnh lại có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình của mình. Mọi người nên xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Xây dựng lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh an toàn: Có hơn 90% trường hợp bị nhiễm giang mai bằng con đường này. Vì thế, hãy luôn đảm bảo đời sống tình dục của mình trong trạng thái an toàn. Không quan hệ với gái mại dâm, với nhiều đối tượng… Sử dụng biện pháp bảo vệ trong mọi mối quan hệ, không quan hệ quá thô bạo…
-  Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là những lúc trước và sau khi có quan hệ tình dục
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân bị mắc nhiễm bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục, tránh tình trạng làm nhiễm bệnh cho đối tác.
- Chú ý giữ gìn sức khỏe thật tốt giúp cơ thể khỏe mạnh có sức phòng ngừa vi khuẩn giang mai tấn công.
- Phòng ngừa tái nhiễm bằng cách thường xuyên thăm khám bệnh định kỳ tầm soát bệnh 3-6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Đặc biệt ở những người đã có quan hệ tình dục, săp sinh con, có nhiều đối tác tình dục…

Trên đây là những thông tin hữu ích về điều trị bệnh giang mai theo từng giai đoạn cụ thể và một số biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Mong rằng, mọi người nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. Khi có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bệnh hãy thực hiện thăm khám và điều trị ngay lập tức. Liên hệ tới các trung tâm y tế chuyên về bệnh xã hội nếu có băn khoăn hay bất cứ vấn đề gì? Các bác sĩ sẽ hỗ trợ giải đáp hoặc tư vấn về cách điều trị sao cho hợp lý nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BTemplates.com

Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts